Áp suất nạp gas chuẩn còn thùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, với điều hòa inverter thì còn là chế độ cài đặt, . . . Áp suất nạp ở đây là áp suất đầu hút hay còn gọi là áp suất bay hơi.
Gas lạnh R22:
Áp suất gas khi nạp đúng là 60 – 78psi (4.5 – 5.5bar), áp suất tĩnh 140 – 160psi, nạp ở thể hơi và thể lỏng đều được. Dòng chuẩn 3.9 – 4.2A/ 9000Btu/h.
Áp suất ngưng tụ (áp suất đầu đẩy) khoảng 16 – 19 Bar.
Khối lượng gas nạp với máy lạnh R22 là 0.65kg/ 9000Btu/h
Lưu ý: Với hãng máy lạnh Panasonic, áp suất nạp có thể cao hơn 80 – 85 psi.
Gas lạnh R410A:
Áp suất gas khi nạp đúng là 110 – 130psi (7.8 – 9.3bar) với máy ĐH 9000 – 12000 Btu/h, 140 – 160psi (10 – 11.4bar) với máy ĐH 24000 Btu/h trở lên, áp suất tĩnh 250psi, nạp ở thể lỏng.
Dòng làm việc 5 – 5.5A/ 9000 Btu/h với điều hòa inverter đặt ở chế độ turbo.
Áp suất ngưng tụ (áp suất đầu đẩy) khoảng 2.8 – 3.2 Mpa.
Gas lạnh R134A:
Áp suất nạp gas đúng là 21 – 35psi (1.5 – 2.5bar) với hệ thống máy lạnh ô tô. Với tủ lạnh, tủ đông là 15 – 20psi. Áp suất tĩnh 85 – 95psi. Đây là môi chất lạnh nguyên chất nên nạp ở thể lỏng hay thể hơi đều được. Nhưng do tính chất dễ bị tắc ẩm hệ thống nên nếu rò rỉ gas nên xả hết gas hút chân không và nạp lại.
Gas R404A:
Loại này mình thấy một số trang web nói là nạp từ 206-213 psi (14,5 – 15 bar). Trên thực tế mình đo máy sấy khí dùng gas R404A, 5.5kW áp suất đầu hút đo được 90 – 100psi (6.4 – 7.1bar) khi chạy có tải (Dòng 8.5 – 9.5A) và 70 – 80psi khi chạy không tải.
Một số hệ thống lạnh khác áp suất nạp 80/ 30psi (5.7/ 2.15 bar) tùy hệ thống. Áp suất tĩnh 180 – 190 psi (12.9 – 13.6 bar).
Nạp ở thể lỏng.
Gas R290:
Áp suất nạp gas khoảng 65 – 70psi. Áp suất tĩnh 125 – 130psi.
Gas R407C:
Áp suất nạp gas khoảng 66 – 85psi (4.7 – 6.1bar). Áp suất tĩnh 180 – 190 psi (12.9 – 13.6 bar). Nạp ở thể lỏng. Áp suất ngưng tụ (áp suất đầu đẩy) khoảng 18 – 20 Bar.
Gas R507A:
Áp suất nạp gas khoảng 95 – 105psi (6.8 – 7.5bar).
Gas R600A:
Áp suất nạp gas từ dưới 0 – 1 psi. Áp suất tĩnh 40 – 50 psi (2.8 – 3.6 bar).
Gas R32:
Áp suất nạp gas khoảng 125 – 150 psi. Đây là môi chất lạnh nguyên chất nên nạp ở thể lỏng hay thể hơi đều được. Khi nạp các bạn nên hút chân không thật kĩ nhé.
Áp suất tĩnh 240 – 245 psi.
Lưu ý:
Hầu hết các loại gas hỗn hợp, môi chất không đồng sôi như R410A, R404A,… đều nạp ở thể lỏng, nếu gas bị rò rì nhiều thì phải xả hết, hút chân không mới nạp lại. Thông thường thợ điện lạnh sẽ chỉ nạp bổ sung như với R22 rồi kiểm tra siết lại các vị trí nghi ngờ rò rỉ. Tuy nhiên các bạn chỉ nên dùng cách này trong 1,2 lần đầu và hạn chế trường hợp máy ổn mà kiểm tra áp gas thường xuyên thì đầu ti nạp rất dễ bị hở do R410A hoạt động ở áp suất cao hơn nhiều so với R22.
Với các loại gas R410A, gas mới R32, R134A sử dụng công nghệ inverter mình khuyên, nếu như bị rò rỉ gas thì nên xả hết hoàn toàn, kiểm tra xử lý rò rỉ, hút chân không và nạp lại. Nạp lại nên nạp ở áp suất tĩnh (dừng máy) và nạp theo khối lượng nạp mới ghi ở dàn nóng.
Khi kiểm tra tình trạng hoạt động của một máy lạnh, các bạn cũng có thể đo chênh nhiệt độ giữa đầu vào và đầu ra dàn lạnh để đánh giá. Thông thường chênh nhiệt độ nằm trong khoảng 9 – 12oC sau khi bật máy 15p. Việc hút chân không có cần hay không khi nạp thêm gas tùy vào loại gas lạnh sử dụng là hỗn hợp hay đơn chất, dầu lạnh có tính chất hút ẩm mạnh hay không. Chẳng hạn như gas R134A là gas đơn chất nhưng dùng dầu bôi trơn gốc POE có tính hút ẩm cực mạnh nên bắt buộc bạn phải hút chân không thật kĩ.
Dưới đây là các bảng thông số kỹ thuật một số thiết bị lạnh cơ bản: